Lựa chọn phần mềm bán hàng như thế nào?

Phần mềm quản lý bán hàng
Thực tế cho thấy việc lựa chọn mua phần mềm quản lý bán hàng cũng không hề đơn giản, nhất là những ai không hiểu biết nhiều về nghiệp vụ kinh doanh bán lẻ cũng như về công nghệ thông tin. Để lựa chọn đúng, người dùng cần phải có hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ kinh doanh bán lẻ cũng như có hiểu biết về phần cứng máy tính, mạng máy tính, các tính năng của phần mềm, công nghệ sử dụng phát triển phần mềm, xu hướng công nghệ trong tương lai gần…
Tuy nhiên, điều này không phải là nhà quản lý nào cũng thực hiện được. Vì vậy, họ có thể xem xét đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, có đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, có hiểu biết về công nghệ thông tin, sản phẩm được nhiều khách hàng sử dụng và đánh giá cao (nhất là các khách hàng cùng đặc điểm kinh doanh), có dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng và đặc biệt phải chân thành trong bán hàng (không nói quá những gì mà phần mềm không hỗ trợ).
Shop management software should be selected the same way you’d select a new employee.
Your success depends on hiring the most qualified and reliable people you can find.
This same principle should be applied when choosing your business software.
ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ KHI LỰA CHỌN PHẦN MỀM BÁN HÀNG
Khi lựa chọn phần mềm bán hàng thì dù đó là phần mềm bán hàng lớn hay bé, có giá trị đầu tư (bản quyền Lựa chọn phần mềm bán hàng+ triển khai + bảo trì) hay miễn phí thì cần phải đáp ứng 3+1 nguyên tắc (Cần và Đủ) sau:
1. Nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh phải chuẩn, chính xác, dễ dùng và nhanh. Nói thì đơn giản nhưng khi bạn có trên 100,000 mã hàng, hàng triệu chứng từ hoặc dữ liệu trên 2GB/năm thì mới nhìn thấy sự khác biệt. Đây là điều kiện cần số 1.
2. Tính quản trị hỗ trợ kinh doanh phải đa dạng, hiện đại và ở khắp mọi nơi trong phần mềm. Đây là điều kiện cần thứ 2 và điều kiện này không một người chủ kinh doanh nào bỏ qua vì yêu cầu này là phục vụ cho họ.
3. Tính liên tục phát triển. Đây là điều kiện cần thứ 3 và điều này thì ko cần nhắc nhiều rồi vì các bạn thấy bất kỳ sản phẩm công nghệ nào cũng liên tục cập nhật, nhất là về phần mềm (vì nhu cầu quản trị của chúng ta là luôn luôn thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh luôn biến động).
4. Điều kiện ĐỦChất lượng dịch vụ nhanh, nhiệt tình, hết lòng. Điều này phải xem triết lý kinh doanh (từ trên xuống dưới) của công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ là gì. Liệu họ có sống chết với đứa con của họ hay không? Có rất nhiều người chủ công ty có thể “hôm nay tôi kinh doanh cái này, nhưng ngày mai thấy ko ổn về kinh doanh thì tôi bỏ và tìm ngay ý tưởng khác để kinh doanh”. Tư tưởng đó đúng ở 1 số trường hợp nhưng rất nguy hiểm đối với các khách hàng mua 1 tài sản có giá trị đầu tư lâu dài, nhất là loại sản phẩm vô hình như phần mềm.
Việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng cũng tương tự như việc tuyển dụng một nhân viên mới.
Sự thành công của bạn phụ thuộc vào việc tuyển được nhân viên giỏi và đáng tin cậy.
Nguyên lý này cũng nên áp dụng trong việc tìm kiếm các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp.
KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ ĐỂ QUẢN LÝ KHI MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH
Máy đọc mã vạch
Đầu đọc mã vạch
Máy in hóa đơn
Máy in hóa đơn
Máy in tem mã vạch
Máy in tem mã vạch
Máy kiểm kê kho
Máy kiểm kê kho
Hỏi:
Để chuẩn bị cho 1 cửa hàng/chuỗi cửa hàng mới mở thì thông thường chủ cửa hàng cần đầu tư những gì để có thể quản lý cửa hàng?
Trả lời:
1. Phần cứng/Thiết bị:
– Máy tính
– Đầu đọc mã vạch (Barcode scanner)
– Máy in hóa đơn (Receipt printer) + Giấy in nhiệt
– Dịch vụ truyền thông: Internet ADSL (dùng để quản lý cửa hàng online, sử dụng dịch vụ hỗ trợ phần mềm từ xa, thuê máy chủ, máy chủ ảo (VPS) cho trường hợp chuỗi cửa hàng)
Thiết bị bổ sung:
– Thiết bị kiểm kê (thiết bị kiểm kho): Kiểm kê hàng hóa để điều chỉnh chênh lệch giữa tồn trên sổ sách (trên phần mềm) với tồn thực tế
– Máy in tem mã vạch chuyên dụng: Sử dụng để in tem mã vạch (tốc độ in và chất liệu tem tốt hơn so với việc in từ máy in lazer, nhưng lại tốn thêm 1 khoản chi phí)
– Máy in Lazer thông thường (khổ A4): Dùng để in báo cáo/văn bản hoặc in tem mã vạch trong trường hợp không sử dụng máy in tem mã vạch
– Và một số loại thiết bị khác: Cân điện tử, cọc màn hình khách hàng (customer display), két đựng tiền…
2. Giải pháp phần mềm quản lý
– Phần mềm bán hàng với số lượng bản quyền tùy theo quy mô của từng đơn vị kinh doanh
– Các phần mềm hệ thống (HĐH Windows, hệ CSDL MS SQL Server…), đối với cửa hàng nhỏ thì có thể sử dụng hệ quản trị CSDL miễn phí MS SQL Express của Microsoft.
Để biết thêm về chi tiết chức năng, tính năng và sự ứng dụng của giải pháp phần mềm bán hàng, của từng loại thiết bị ở trên, bạn có thể liên hệ với chuyên viên kinh doanh của VNUNI để được tư vấn kĩ hơn:
ĐT: 04 2242 5829 | 04 8585 4543 | O918.420.286 | O916.664.269
YM: vnuni_kinhdoanh_01 | vnuni_kinhdoanh_02 | vnuni_kinhdoanh_03 | vnuni_kinhdoanh_04
Website: http://vnuni.vn | http://vnuni.net | http://phanmembanhang.info | http://phanmembanhang.biz
Chúc các nhà kinh doanh, nhà quản lý chọn được giải pháp phù hợp cho mình!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lợi ích của máy in tem mã vạch chuyên dụng là gì?

Giá phần mềm bán hàng VNUNI được tính thế nào?